o sơ-mi của mình nhưng nhìn kỹ lại thì không phải. Bà cụ ngoại của Phượng nói đó là mảnh vải trắng mà Phượng đã mua từ lâu mà chưa có tiền may, nay bà đem ra phủ xác và sẽ chôn theo vì Phượng rất thích miếng vải lụa trắng này.
Nghe chuyện mẹ Vinh kể xong, bà cụ rưng rưng nước mắt:
- Âu cũng là định mệnh! Cậu Vinh về đúng lúc nó chết, mà lại còn chết trên tay cậu ấy nữa! Ngày xưa tụi nó cũng quen biết nhau, thôi thì bà tính sao cũng được, chứ đối với tôi thì chỉ mong sao linh hồn nó sớm được yên nghỉ...
Mẹ Vinh nhìn về phía thi hài của Phượng:
- Bà cụ đã cho phép, con tới đốt cho Phượng một nén nhang...
Vinh tiến lại rút ra 3 cây nhang từ bó nhang để sẵn ở cuối giường, mồi lửa từ cây nến đã đốt sẵn. Khi đầu nhang bén lửa, lửa từ cây nhang bỗng bừng cháy lên phừng phực như các cây nhang có nhúng xăng dầu. Vinh vội vàng quất qua quất lại để lửa ngưng cháy, nhưng nó vẫn bốc lên hai ba lần nữa rồi mới chịu tắt. Chàng vội chắp nhang lên trước mặt vái vái mấy cái rồi thầm nói:
- Phượng em, sống khôn thác thiêng... Xin em hãy yên nghỉ, mẹ anh đã bằng lòng cho anh để tang em rồi... Ngày mai anh sẽ đến chịu tang em... Anh cầu mong em sớm được siêu thoát...
Khi Vinh ngẩng đầu lên, chàng thấy tấm vải trắng phủ trên mặt Phượng bỗng lộ ra một dòng máu đỏ. Chàng chỉ tay về phía xác chết và hốt hoảng gọi:
- Mẹ ơi... Phượng...
Bà cụ chủ quán cùng mẹ Vinh đều đứng bật dậy, nhìn về phía xác chết. Bà ngoại của Phượng òa lên khóc nức nở:
- Cháu tôi chết oan... Cháu tôi không muốn chết... Các ông bà ơi... cháu tôi không muốn chết...
Bà ngoại Phượng tiến đến mở tấm vải trắng che mặt, Vinh và mẹ đều nhìn thấy rõ ràng một dòng máu đỏ tươi đang ộc ra từ khóe miệng Phượng. Bà cụ vội lấy ngay tấm vải đang cầm trên tay để chận lại dòng máu, trong khi Vinh tiếp tục cầm 3 cây nhang lạy lấy lạy để:
- Phượng ơi... Em đừng làm anh sợ... Anh mà sợ thì ngày mai không đến dự đám tang của em được đâu...
Dòng máu ộc ra từ miệng của Phượng bỗng dưng ngừng lại hẳn, khiến cả ba người có mặt đều tin là hồn ma của Phượng đang lẩn khuất chung quanh họ, và riêng Vinh thì nghĩ Phượng đã đồng ý với những gì mà chàng đã lâm râm thề nguyện.
Hôm sau Vinh và mẹ đến dự đám táng Phượng. Thầy Ba, một người chuyên về bùa ngải cũng được cha mẹ Vinh mời tới. Sau khi múa đao và dán bùa lên trên chiếc hòm của Phượng, ông còn nhờ một người trong xóm dùng xà beng để cạy hở phía dưới áo quan. Cũng may bên trong đã có lớp ni lông bao phủ xác chết, chứ không thì nước vàng chãy xuống và mùi tử khí lan ra chắc là không ai chịu nổi. Mẹ Vinh giải thích cho chàng biết đó là cách để chấm dứt họa thần trùng "ma da", vì khi chôn hở hòm như vậy "ma da" sẽ bị chìm luôn, không còn cách để nổi lên kéo chân người khác được nữa!
Bà ngoại của Phượng đã trao cho Vinh một cái khăn tang và nói chàng hãy cột lên đầu để cho người đã khuất yên lòng mà nhắm mắt. Đám táng của Phượng nghèo nàn và đơn giản đến độ chỉ có vài người theo chân ra cánh đồng, nơi một huyệt lạnh đã được bà con trong xóm đào giúp. Thấy Vinh đeo khăn tang, có vài người thắc mắc nhỏ to, nhưng khi nghe mẹ Vinh giải thích là ngày xưa hai đứa nó là bạn học thì họ thôi không hỏi tới nữa.
Khi chiếc hòm gỗ đơn sơ được hạ huyệt và lấp lại, Vinh chợt thấy đau nhói trong ngực vì trái tim của chàng bỗng giựt giựt lên mấy cái. Chàng luồn tay vào trong áo đè lên ngực trái cho bớt đau. Khi rút tay ra Vinh bỗng thấy trên mấy đầu ngón tay rươm rướm máu! Hoảng hồn Vinh cúi xuống và mở một nút áo ra xem, thì thấy trên ngực chàng có một vết cắn hằn lên dấu tím bầm...
Vinh chợt nhớ, trong đêm Phượng hiện về chàng đã có một giấc mộng tuyệt vời khi được ân ái cùng một cô thiếu nữ thanh tân, và khi sướng ngất chàng đã cắn mạnh lên bầu ngực trái của cô nàng... Bây giờ đứng trước mộ Phượng, chàng lại bị cắn lại, như vậy kẻ "trả thù" ấy chắc chắn là Phượng rồi!
*
Mười tám năm sau ngày Phượng mất, Vinh lại có dịp trở để trở về quê thăm nhà. Bố mẹ chàng giờ thì đã quá già yếu và chỉ mong sao cho Vinh sớm lập gia đình, bởi chàng là con một. Còn Vinh, dù bận rộn công việc trên Saigòn chàng vẫn chưa thể quên được Phượng, cô gái hàng xóm đã cho chàng một đêm xuân trong mộng và buộc chàng phải chịu tang để nàng sớm được đầu thai. Vinh tin là Phượng đã siêu thoát, bởi từ đó đến nay không bao giờ chàng thấy Phượng hiện về, và cũng chẳng bao giờ nghĩ phải làm thêm điều gì nữa cho Phượng. Nhưng lạ một điều là mỗi khi chàng muốn tán tỉnh hay làm quen với một người đàn bà nào đó thì được, nhưng khi nghĩ đến chuyện lập gia đình với họ thì y như là có chuyện khiến cuộc tình đổ vỡ, làm chàng chán nản và không còn có ý nghĩ thành hôn với bất cứ ai!
Lần này khi ra thăm mộ Phượng, Vinh thấy bên cạnh đã có thêm mộ của bà ngoại Phượng. Cả hai ngôi mộ đều được bố mẹ Vinh cho xây lại tử tế, với mộ bia có hình ảnh và tên tuổi đàng hoàng. Vinh biết bố mẹ chàng làm điều này là để mua phước cho chàng, vì họ sợ hồn ma của Phượng sẽ kéo theo đứa con cưng duy nhất của dòng họ Nguyễn về bên kia thế giới. Nhìn vào tấm ảnh của Phượng đính trên bia mộ như đang tươi cười với chàng, Vinh thầm nguyện:
- Người ta để tang vợ có ba năm, còn anh đã mười tám năm rồi. Không biết em còn bắt anh để tang em đến bao lâu nữa đây? Anh đã quá quen với cuộc sống độc thân và lúc nào cũng nhớ tới em, nhưng bố mẹ anh thì khác... hai người ấy vẫn muốn anh phải có vợ... thiệt khổ anh ghê!
Thì thầm tâm sự một hồi Vinh nhìn lên bia mộ, tấm hình của Phượng chợt úa vàng và từ từ biến dạng khiến Vinh không thể nhìn ra đó là hình của ai nữa. Vinh tuy hơi sợ nhưng lại thấy an tâm vì nghĩ Phượng đã cởi lời nguyền cho chàng, và chắc từ nay sẽ không còn hiểm họa nào theo chân chàng nữa...
Hôm sau, chàng được lệnh phải thay mặt bố mẹ mang quà mừng đến dự tiệc cưới con của ông cậu, Vinh trong lòng không muốn đi bởi nhà chú rể nằm sâu trong vùng sông rạch. Mười mấy năm qua chàng đã nghe lời bố mẹ mà tránh xa các vùng sông nước, nên khi biết lộ trình đưa dâu phải mất nửa tiếng đi ghe khiến chàng phải phân vân lo ngại, vì lời mẹ chàng vẫn thư