ờng liếc nhìn rồi bình luận, người con gái đó đúng là mệnh khổ. Mới hai mươi tám tuổi đầu mà đã chết yểu. Nghe nói là do mắc bệnh hiểm nghèo mà chết. Nhưng một người chưa từng bước chân ra cửa sao lại chết vì bạo bệnh kia chứ?
Một người nói: "Nghe nói cô ta bị ma nam bám riết nên mới chết."
Tuy người đó nói rất nhỏ song vẫn bị ba người ngồi uống nước bên đường nghe thấy.
Ba người bọn họ ăn mặc như nông dân. Một ông già - chắc là bố của hai người còn lại, một nam một nữ. Người con trai trông rất đàn ông, lông mày rậm, mắt to, còn cô gái thì khỏi phải nói - xinh đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của cô khiến bao người trên đường cứ trố mắt ra nhìn. Người con gái ngượng ngùng mặt đỏ bừng lên, e lệ tựa như một bông hoa đào còn thấm đẫm sương đêm.
Người con trai có vẻ khó chịu; anh nói nhỏ với cô:
- Sư muội à, không phải tức giận làm gì. Huynh sẽ đánh bọn chúng.
Ông cụ can thiệp:
- Đạo nhi, ta đã nhắc con không được gây sự rồi phải không?
- Nhưng bọn chúng cứ nhìn sư muội.
- Hiểu Nguyệt vốn xinh đẹp, đương nhiên làm cho người ta phải chú ý. Chẳng lẽ con muốn móc hết mắt của họ ra mới được à?
Người con trai bị mắng xong, tức tối quét ánh mắt thù hằn vào bọn người háo sắc kia nhưng cũng không dám nói gì thêm nữa. Ông cụ tiếp tục quan sát hướng đi của chiếc quan tài đằng xa.
Đột nhiên, ông vụt bỏ bát xuống rồi chạy. Hai người liền đuổi theo sau. Trong lúc hoảng loạn, người con gái vẫn không quên trả tiền cho người bán nước đậu.
Ông già lướt về phía trước, nhanh như một luồng gió. Hai người cố gắng bám theo sau; sau cùng họ dừng lại trước một chiếc cổng lớn màu đỏ. Trên cổng đề chữ "Thính viên". Nơi đó vốn là một nhà hát cũ - nơi người ta thường biểu diễn Kinh kịch.
Thời kỳ Dân quốc tuy chính trị loạn lạc, song loạn thì loạn mà chơi vẫn cứ chơi. Số lượng người nghe hát và đi hát rất đông. Và giống như một quy luật, thời thế càng loạn thì người ta lại càng ham vui, bởi không ai biết được ngày mai sẽ thế nào, do vậy mà nhà hát này kinh doanh rất tốt.
Ông cụ cười mỉm rồi nói:
- Chính là nơi này.
Đạo Nhi lên tiếng:
- Sư phụ à, là chỗ này sao?
- Đúng vậy, sư phụ vừa thấy hồn người con gái ấy bay vào đây, do vậy thầy cứ đuổi theo sau. Chính mắt thầy thấy cô ta bay vào. Xem ra, lại là một cô gái si tình, đã làm ma rồi mà vẫn không quên tìm gặp người tình.
Vào thời đó, hầu hết người con gái nào cũng có một người tình trong mộng là những kép hát nổi tiếng. Họ trở thành những kẻ mộng du, lúc nào cũng như mê như say vậy. Vì vậy khi chết đi họ đều mong muốn thực hiện tâm nguyện cuối cùng của mình là gặp được tình lang.
Ông cụ liền rút bùa giấy ra dán xung quanh cửa rồi cười to: "Rốt cuộc ta đã giam được cô ta ở đây."
- Sư phụ à, tại sao chúng ta lại phải bắt con ma nữ ấy? Cô ấy có hại ai đâu? - Cô gái không nén nổi nữa bèn lên tiếng.
- Haha, Hiểu Nguyệt à, con ngây thơ quá! Đối tượng mà pháp sư chúng ta cần bắt không phải là cô ta, bởi cô ta chỉ đến đây để thỏa tâm nguyện của mình mà thôi; hơn nữa cô ta còn phải xuống suối vàng để tiếp tục đầu thai nữa chứ. Chúng ta và cô ấy không liên quan tới nhau, ai đi đường nấy thôi. Ta cần bắt là bắt con ma đã làm cho cô ấy chết cơ.
- Thế cô gái ấy bị ma hại chết ư?
- Nếu thầy không tính nhầm thì cô gái đó không phải chết vì bạo bệnh mà bị ma bám riết khi tới đây nghe hát, sau đó chết do cạn nguyên khí. Con ma làm đó lại trốn trong nhà hát này. Được rồi, Hiểu Nguyệt, giờ con đã mười bảy tuổi rồi, đã đến lúc phải hành sự một mình thôi. Sư huynh của con đã làm việc độc lập từ lâu rồi. Nếu cứ không chịu bắt ma một mình thì nhà họ Kha cũng không thể giữ con lâu hơn nữa. Con nên tìm lấy một tấm chồng tử tế, không nên tiếp tục theo cái nghề pháp sư này.
Người con trai dường như không còn kiên nhẫn lâu hơn được nữa, anh hét toáng lên:
- Cha à, sao cha lại bắt Hiểu Nguyệt lấy chồng kia chứ?
Ông cụ lườm anh ta một cái, ông thầm mắng đứa con trai khờ dại của mình:
- Đồ ngốc, ta làm thế cũng là tốt cho con thôi mà.
Người con gái này, lúc nhỏ đã bị bỏ rơi trước nhà họ Kha. Thấy đứa trẻ đáng thương, hơn nữa trông mặt mũi cũng sáng sủa, ông liền quyết định nuôi dưỡng nó. Ông còn dạy cho nó kỹ năng bắt ma; nhưng cô gái bản tính nhút nhát, lại rất sợ ma. Tuy học nghề đã lâu, nhưng chưa bao giờ cô tự mình bắt được một con ma nào. Ông nhận thấy con trai ông có cảm tình với cô gái này nên quyết định chọn chiêu này để ép cô bỏ nghề rồi lấy con trai ông. Song ông không dám nói thẳng ra, bởi cô gái rất bướng bỉnh. Nếu nói thẳng là cô không có năng lực bắt ma, cô gái sẽ tức giận rồi gây họa mất. Do vậy, ông chọn cách này ép cô thấy khó mà tự rút lui. Đúng như ông dự đoán, nghe xong lời sư phụ, cô sợ hãi, tái mét cả mặt, kiếm báu trong tay cô rung lên. Bình thường, cô còn rất sợ bóng tối. Tuy đã cùng sư phụ bắt được rất nhiều ma song cô thuộc loại người càng bắt được nhiều ma thì càng thêm sợ ma. Thế nhưng cô vẫn nhận lấy bùa của sư phụ đưa cho rồi lặng lẽ quay đầu nhìn vào nhà hát tối tăm kia.
Màn đêm buông xuống, cô nghe thấy hai cha con họ cãi nhau ngoài sân. Sư huynh nhất định không cho cô đi một mình và anh ta đang cãi lý với cha.
- Tuy sư muội học nghề đã nhiều năm nhưng thực ra muội ấy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Chuyến này bắt muội ấy đi một mình e rằng lành ít dữ nhiều.
- Con thì biết cái gì? Đến loại ma đào hoa này mà còn không bắt được thì gọi gì là pháp sư thứ thiệt nữa, thà sớm lấy chồng cho xong chuyện.
Hiểu Nguyệt nhẹ cắn môi; cái tính khí bướng bỉnh không chịu thua của cô trỗi dậy. Cô lén cầm bảo kiếm và bùa pháp rồi nhảy qua cửa sổ đi vào nhà hát.
Trí nhớ của cô rất tốt, các khẩu quyết của sư phụ đã dạy, cô thuộc làu làu. Vừa đi cô vừa niệm chú. Lúc này, người đến xem hát đã về hết, chỉ còn sân khấu trống trơn.
Người cô nhẹ như chim yến, chỉ cần lắc mình một cái là đã vào trong vườn.
Vừa tới nơi, cô thấy một cô gái đang ngồi trong góc vườn. Cô ta đang đờ đẫn nhìn lên sân khấu. Hiểu Nguyệt thầm nghĩ nếu vì chuyện b