ời đàn ông trong gia đình rồi. Dẫu sao thì hiện giờ gia đình tôi cũng chỉ có tôi là người đàn ông duy nhất. Mẹ là phụ nữ mà.
Tôi ôm cái túi đựng đống đồ chơi và xách cái thùng đựng giày của mình đi vào trong nhà. Vì chưa được biết mình sẽ được ở phòng nào nên tôi cứ để hết đồ ở chân cầu thang. Song, tôi quay trở ra ngoài đường. Lúc ra, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy có thêm ba người đàn ông nữa tới giúp mẹ chuyển đồ ra khỏi cái thùng xe tối như hũ nút, đã nhốt tôi suốt quãng đường từ thành phố về đây.
Họ vừa làm, vừa trò chuyện với nhau theo kiểu khẩu lệnh. Rất ngắn gọn. Họ có vẻ kiệm lời. Tôi có thể khẳng định như thế. Có điều tôi không thấy họ cười đùa như người đàn ông "đầu đinh 1cm". Chắc họ không thể cười đùa trong lúc làm việc được.
Nhìn họ khênh cái tủ làm bằng gỗ sồi chắc chắn của mẹ một cách khá chật vật. Mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo của họ. Chúng khiến cho tôi thấy những tấm lưng vạm vở, chắc nịch của những người đàn ông đã trưởng thành. Và tôi ước ao sau này tôi cũng sở hữu được thân hình như thế.
Nghĩ thế nên tôi cười. Đúng! Tôi đứng cười một mình. Hình như những người có mặt trước cửa nhà tôi đều tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi cười một mình. Mà có lẽ có một kẻ nào đó khác nữa cũng trố mắt ngạc nhiên khi thấy tôi trong bộ dạng đó. Khi phát hiện ra có người nhìn mình từ bên kia đường tôi liền
nhướn người, dướn cổ ngó nghiêng khắp nơi nhưng tuyệt nhiên không phát hiện ra kẻ đó là ai. Chắc có lẽ tôi bị ám thị bởi mình là kẻ lạ mới chuyển đến đây. Cái thị trấn nhỏ đã chào đón tôi bằng màn bụi đỏ khiến tôi phải ho sặc sụa hồi nãy. Phải nói thêm với các bạn về một cái tật mà tôi cho rằng nó chẳng gây phương hại gì đến ai và ngay cả bản thân tôi nữa. Mà mọi người vẫn thường nói đó là thuốc bổ cho cuộc sống của con người. Tôi có tật hay cười!
Cái thị trấn nhỏ giàu lòng mến khách có một màn chào đón bằng bụi khiến tôi ho sặc sụa hệt như một kẻ bị sặc nước ấy, nó còn làm tôi khó chịu hơn nữa khi đã thực sự sống ở đây.
Này nhé. Các bạn có thể tưởng tượng thói quen hàng ngày của tôi như nào không?
1. Sáng ngủ dậy, vệ sinh cá nhân xong, ăn điểm tâm do mẹ nấu rồi chạy ra bến đợi, lên xe bus ngồi ung dung chờ đến lúc bác tài xế thông báo đã đến trường. Bác lái xe bus của trường tôi có giọng nói trầm ấm, truyền cảm. Tôi thường ngồi nán lại để nghe bác nhắc tôi xuống xe. Mỗi khi lên xuống xe tôi đều chào hỏi bác để được nghe giọng nói ấy của bác. Và trong mỗi tuần, khi nhận xét học sinh của các lớp bác luôn làm cho thầy giáo chủ nhiệm của tôi cảm thấy tự hào vì mình dạy dỗ học sinh rất tốt. Bác luôn nhận xét tôi là đứa trẻ ngoan, lễ phép và có giáo dục.
2. Trưa, tôi ăn cùng các bạn ở căn-tin rồi nghỉ trưa.
3. Chiều, bắt đầu học tiếp.
Tan học, tôi lại lên xe bus và xuống chỗ bến đợi gần nhà.
Trước khi trở về nhà, tôi rẽ vào hàng kem quen thuộc. Ăn một cốc kem sôcôla to bự. Phần thưởng của tôi sau một ngày chăm chỉ học hành. Điều khoản này đã có từ khi bố tôi còn chưa qua đời cơ.
4. Tối, ăn cơm xong tôi được mẹ làm cho một cốc nước ép trái cây hoặc rau củ. Nước ép được mẹ để lạnh uống tới đâu, mát lịm tới đó. Ăn uống xong tôi cùng mẹ xem ti-vi khoảng ba mươi phút. Đó là khoảng thời gian tôi được thư giãn và được ngồi bên cạnh để hít thở mùi mồ hôi thơm thơm quen thuộc của mẹ. Sau đó tôi lên phòng riêng học bài. Và cuối cùng là vệ sinh cá nhân rồi nằm lên giường, đắp chăn và nhắm mắt. Alêhấp. Ngủ!
Tất nhiên cũng có những buổi tối ngoại lệ. Những tối đó thường là cuối tuần hoặc ngày lễ, tết. Mẹ sẽ đưa tôi đi ăn ở ngoài, đi chơi, xem ca nhạc, xem phim. Về nhà ông bà nội, ông bà ngoại. Ngày bố chưa mất vì cái tai nạn khủng khiếp và đáng ghét kia thì cả gia đình chúng tôi đi cùng nhau. Bây giờ chỉ còn lại tôi và mẹ. Tất nhiên. Tôi là "vệ sĩ" bảo vệ mẹ khỏi những tên đàn ông đáng ghét vẫn mua kem cho tôi ăn.
Một môi trường sống đầy đủ và tiện nghi!
Một cuộc sống tuyệt vời như ở trên thiên đường! Nơi có chúa.
Tất nhiên là trừ những lúc tôi bị mẹ phạt vì tội quậy phá ở trường hoặc không nghe lời. Kinh khủng nhất vẫn là cái tai nạn chết tiệt đã cướp đi người bố rất rất tuyệt vời của tôi. Bố luôn là người hiểu tôi nhất. Cùng cánh đàn ông mà.
Vậy mà đùng một cái, tôi phải về sống ở cái thị trấn có lèo tèo vài đại lý bán tạp phẩm, vài cửa hàng giải khát suốt ngày mở cái thứ nhạc vàng ê a buồn tình, chia ly đến não cả lòng. Cửa hàng bán kem kiêm tạp phẩm có vài thứ kem que cứng ngắc cứng ngơ, cắn một miếng mà muốn gãy luôn cả hàm răng ngà ngọc của tôi. Nhưng ngoài mấy thứ kem đó ra chẳng còn loại kem nào khác nên tôi đành lòng chấp nhận việc mỗi ngày nhận phần thưởng của mình bằng một que kem sôcôla nhưng không hề có vị sôcôla. Mặc dù phải thừa nhận là nó cũng có một thứ màu như màu của sôcôla. Kệ! Có còn hơn không.
Ôi, đâu đã hết. Còn có việc kinh khủng hơn. Đó là thay vì được đi xe bus của trường học như trên thành phố, ở cái thị trấn này tôi phải đi bộ đến trường. Trường học cách nhà tôi tới 2km.
Mẹ thì rất thương tôi. Mẹ nói tới sinh nhật tôi, món quà mà mẹ gửi mua từ thành phố là một cái xe đạp thật đẹp, thật oách.
Từ nay đến sinh nhật của tôi còn hai tháng nữa. Tôi sẽ phải đi bộ hai tháng nữa!
Tất nhiên là còn nhiều thứ kinh khủng khác mà tôi phải chịu đựng khi sống ở cái thị trấn nhỏ như lỗ mũi này. Đã hơn ba lần tôi đề nghị, không, tôi năn nỉ, van nài mẹ chuyển về thành phố. Mẹ không đồng ý. Tôi lại tiếp tục năn nỉ với sáng kiến là tôi về ở với ông bà ngoại ở ngoại ô. Mẹ không đồng ý!
Mẹ tôi là phụ nữ nhưng rất cứng rắn. Đã không đồng ý thì thôi, mẹ còn tuyên bố là nếu như tôi còn lôi vấn đề này ra một lần nữa thôi, mẹ sẽ chuyển đến một nơi khác còn hoang vắng hơn cả cái thị trấn này.
Điều này quả là có công hiệu. Tôi chẳng dám hó he đến việc chuyển về thành phố thêm một lần nào nữa