ừng rỡ, hồi lâu, cười lên sảng lãng, từng chữ từng chữ chậm rãi nói. "Được, chúng ta không cãi nhau".
... Tôi không đáp, bởi vì đang cười, anh cũng không đáp, cũng vì đang cười, bên trong gian phòng dán chữ hỉ đỏ tươi, hai người chúng tôi đều đang cười.
Cân bằng? Không cân bằng? Đã gả cho người chồng như thế này, ai còn quản chuyện đó, đã không còn là vấn đề nữa, nó đã quá hạn và bị vô hiệu hóa rồi.
"Ân Sinh, tan tầm thôi".
"Xong ngay đây, xong ngay đây". Ghi xong con số cuối cùng trong bản báo cáo, tay nắm túi xách, tôi vừa xoa bóp cái cổ đau nhức vừa cao hứng : rốt cuộc cũng xong trong tám giờ, không cần tăng ca, quá giỏi!
Kết hôn tròn một tháng, cuộc sống trở lại nhịp thường ngày, cạnh tranh như cũ, áp lực như cũ, dăm ba hôm lại tăng ca một lần, rỗi rảnh thì đi học, không quá bận rộn cũng không quá thư nhàn. Việc duy nhất đáng vui mừng là quan hệ giữa tôi và Trần Dũng, từ hoài nghi và tranh chấp chuyển thành tin tưởng và quý trọng, hiện tại hai người chúng tôi không tính là cử án tề mi * nhưng ít ra cũng vui vẻ hòa thuận, hai cái đầu cố chấp ầm ĩ suốt từng đó thời gian cuối cùng cũng đổi tính, hiểu ra rằng hạnh phúc giống như cát nắm trong lòng bàn tay, càng nắm chặt lại càng tuột khỏi, cứ thả lỏng và nâng niu nó thôi.
*Cử án tề mi : vợ chồng kính trọng lẫn nhau.
Đi theo dòng người tan tầm ra ngoài, vừa ra cửa tôi đã thấy người đứng cạnh xe hơi nhỏ - chồng tôi, Trần Dũng.
Xe trắng, áo đen, gió thổi vạt áo bay bay. Dưới trời chiều, nhìn anh tuấn mỹ như thần. Thật là, không có chuyện gì thì đẹp trai như vậy làm chi! Hấp dẫn ánh mắt, ảnh hưởng giao thông, có hại!
"Aiz, sao lại đứng bất động ở đó, Ân Sinh, anh ấy ở kia kìa". Đồng nghiệp bên cạnh cười huých vai tôi, lúc này tôi mới kịp nhận ra mình đã hoa mắt si mê được một lúc, tôi cười ngượng ngùng, tạm biệt họ, xoay người đi về phía trước, nghe phía sau líu ríu : "Ân Sinh thật là có phúc", "Xem chồng người ta kìa, lỗ đen nhà mình sợ còn chưa biết công ty mình nằm hướng nào nữa...".
Khóe miệng tôi cong lên, hư vinh trong lòng được thỏa mãn. Cười híp mắt nhìn người đàn ông trước mặt, vui vẻ chào hỏi. "Sao hôm nay lại rảnh rỗi tới đón em?".
"Không có chuyện gì thì không được đi đón vợ sao?". Anh hỏi ngược lại, mở cửa xe cho tôi. "Đi, anh mời ăn cơm".
"Hả?". Mặt tôi nhăn nhúm, cái Trần Dũng gọi là "ăn cơm" thì hết tám trên mười lần là thử món mới ở nhà hàng của anh, dù ăn ngon thật nhưng sớm phiền rồi.
"Em, em muốn về nhà làm sườn heo ăn".
"Không bằng tiệc anh đãi đâu, muốn ăn sườn heo ngày mai anh dặn đầu bếp nấu làm cơm trưa cho em, bà xã, hôm nay chúng ta đi ăn tiệc lớn đó nha".
Tôi rất buồn bực với câu trả lời của anh, mấy ngày hôm trước phía đối diện vừa mở một nhà hàng khác cạnh tranh với nhà hàng của chúng tôi về cả kiến trúc và mùi vị thức ăn, hiện tại hai bên đang cạnh tranh 'anh bán giá thấp, tôi bán còn thấp hơn' không phân thắng bại. Ý tôi muốn nói là, anh làm sao còn có tâm tình đưa tôi ra ngoài ăn tiệc?
"Hay thôi đi, không nên xài tiền bậy bạ".
Đèn đỏ, dừng xe, anh vỗ vỗ tay tôi trấn an. "Số tiền này không tính là gì, chẳng lẽ chỉ ăn một bữa mà sống không nổi mấy ngày sau sao?". Anh nghiêng mặt nhìn tôi, nhoẻn miệng cười. "Bà xã yên tâm đi, chồng em còn có sóng gió nào chưa thấy đâu, cái vụ cạnh tranh kia chỉ vài ngày nữa là có thể giải quyết, anh là người rất có thực lực đó nhé".
Hừ hừ hai tiếng không tỏ thái độ, tôi nghĩ thầm : ăn thì cứ ăn đi, nếu anh đã cam đoan mà tôi còn cố chấp từ chối là không thức thời, chồng mời ăn cơm, cũng không thể không nể mặt.
Không ngờ là đi ăn cơm Tây. Đi ra ngoài đã là tám giờ. Bữa tối theo phong cách nước Nga, bánh mì bơ và soup đỏ lưng lửng ngang bụng, rượu cũng không tệ, anh một ly em một ly uống không ít, kết quả không lái xe được, chỉ có thể cuốc bộ về nhà.
Bóng đêm như nước, gió nhẹ se lạnh, vác nửa cái bụng còn trống bước chậm trên đường, nhớ trước kia tôi từng xem một bộ phim thế này : một cặp nam nữ yêu nhau, chàng trai mời cô gái đi ăn hải sản, một cặp khác đã kết hôn nhìn thấy cảnh đó, anh chồng quay sang cô vợ thâm tình chân thành nói. "Bà xã, chúng ta về nhà ăn mì đi". Ha ha, ăn mì thì sao, chắc bụng.
"Bà xã, em còn muốn ăn mì nữa ư?". Thấy Trần Dũng đi bên cạnh kinh ngạc nhìn, tôi mới nhận ra mình vừa nói ra thành tiếng suy nghĩ vẩn vơ đó.
Tôi vội vàng đánh trống lảng. "Không có, không có, em nói là ăn mật đào".
*Mì (diện điều) và mật đào có âm tương tự nhau.
Anh không tin lắm, lắc lắc đầu. "Sao anh nghe giống muốn ăn mì".
Chết tôi! Nhìn xung quanh xem có gì đánh lạc hướng nữa, thấy phía trước là quảng trường, tôi kéo Trần Dũng chạy về phía đó. "Ông xã, chúng ta đi ngắm đài phun nước đi". Tốn hết bốn trăm mà ăn chưa no, để anh biết được chắc chắn sẽ buồn bực lắm!
Đài phun nước kết hợp cả âm nhạc, bài hát "Sông Đa-nuýp xanh", cột nước phun cao rồi hạ xuống, ánh sáng rực rỡ như hoa.
Ngày xưa, mỗi lần ăn cơm xong, Lý Hải Phi thường kéo tôi đi ngắm đài phun nước ở quảng trường cổ. Lúc đầu cảm thấy ánh trăng chiều người, tiếng nước róc rách rất tình thơ ý họa, đến lúc chia tay mới nhận ra : anh ta đưa tôi tới đó mới không phải vì không khí lãng mạn, mà thứ nhất - tiết kiệm chi phí, thứ hai - cảnh đẹp, chẳng cần hoa cũng chẳng cần quà.
"Em có biết đài phun nước ước nguyện ở Rome không? Chờ có đủ tiền, anh nhất định sẽ dẫn em đi dạo ở đó".
Tôi nghiêng đầu ngắm Trần Dũng, anh đang nhìn nước bắn lên đến xuất thần, sắc mặt nghiêm túc trịnh trọng, lòng tôi cảm động không thôi. Lý Hải Phi, anh hãy nhìn người ta đi, nhìn anh ấy đi!
"Không cần, Trung Quốc còn chưa đi hết cần gì ra nước ngoài, anh chỉ cần