ng hiểu thì còn ai hiểu?
Tôi hít sâu, chớp mắt mấy cái, cất sổ tiết kiệm vào túi, nắm góc áo của anh. "Đứng đây làm gì, đi thôi!".
Thật ra hôm qua tôi đã nhìn thấy Chu Phú Xương qua khung cửa kính phòng bệnh, là một người đàn ông trung niên gầy yếu tái nhợt, đầu cạo trọc, trên người cắm đầy ống lớn ống nhỏ, nằm bẹp trên giường, miệng mở hé, nước mắt chảy xuống gò má như những dòng sông nhỏ. Bên cạnh anh ta là một người phụ nữ lẳng lặng chờ đợi, kỳ lạ là chị ta không nói lời nào, mắt không nhỏ nửa giọt lệ, giống như một cây dương chết héo, hồn phiêu bạt tự nơi nào, chỉ có thân thể còn ở đó, đờ đẫn, coi thường bão táp mưa sa.
Ngoại trừ người phụ nữ có vẻ như là vợ của Chu Phú Xương ra, chung quanh còn có vài người khác, bộ dạng càng bi thương hơn, người cúi đầu, thỉnh thoảng gạt lệ, thỉnh thoảng nắm tay, căm giận rì rầm nói gì đó, đọc khẩu hình miệng tôi tin chắc họ đang mắng chửi chồng tôi, nghiến răng nghiến lợi thăm hỏi tám đời tổ tông già trẻ trai gái nhà anh. Trước tình huống đó, tôi không dám vào, đầu tiên là rón rén tránh ra chỗ khác, ngẩn người một mình rất lâu mới xoay người ôm túi xách chạy trối chết. Không phải tôi nhát gan, mà là cảm giác áy náy quá mạnh mẽ, mạnh đến độ làm người ta sợ.
Vì thế, buổi thăm hỏi hôm nay thật sự là thử thách lớn với tôi, càng đến gần bệnh viện, bước chân tôi càng nhỏ, thật muốn làm theo nỗi sợ của mình, đi mãi, đi thật xa, kiên quyết không nhìn vào mặt người phụ nữ đó, nhưng đứng ở hành lang Trần Dũng nắm tay kéo tôi đi, cua quanh những tòa nhà, lấy thân thể cao lớn đó che chắn từng cơn gió Tây Bắc lạnh lẽo cho tôi, anh cởi khăn quàng cổ quàng lên cho tôi, đầu ngón tay đông cứng đỏ bừng mơn trớn khuôn mặt tôi, hơi thở anh thành khói lượn lờ, nhẹ nhàng hỏi. "Ân Sinh, có lạnh không?".
Phút giây đó tôi không cưỡng lại được sức hút, người đàn ông của tôi dịu dàng đến không thể hiểu nổi, chẳng biết có phải tình nhân trong mắt hóa Tây Thi không nhưng trong đầu tôi chỉ có một ý niệm duy nhất : chỉ cần anh còn ở, đời này tôi không rời đi được! Khí phách ngút trời thì chắc không nổi đâu, nhưng thùy mị đủ kiểu hẳn là có thể bắt chước, cũng không phải lên trời xuống đất, trèo núi lội biển, một cái bệnh viện thôi mà, không đáng nói, anh Dũng, em sẽ ở bên anh!
Đây không phải thật chứ!
Đến tận lúc ra khỏi cổng bệnh viện, tôi vẫn còn khiếp sợ, câu nói vừa nghe được cứ lởn vởn trong óc, như một phát súng nổ thẳng vào đầu, một đao phóng tới chém tôi thành trăm mảnh.
Ban đầu nói chuyện rất thuận lợi : dồn tiền, tìm người nhà Chu Phú Xương viết biên lai, hàn huyên vài câu với những người trong phòng, lạnh lùng thản nhiên duy trì vẻ lễ phép. Tôi đoán không sai, người phụ nữ như cây dương chết héo đó quả nhiên là vợ Chu Phú Xương - Phùng Kiến Vân, chị ta thông báo cho chúng tôi tin tức tốt : bệnh tình của Chu Phú Xương đã ổn định, bác sĩ nói ngày mốt có thể chuyển xuống phòng bệnh thường. Nghe được tin này thật khiến người ta thở phào, Trần Dũng còn kích động nói muốn đi nhà thờ cầu nguyện, cảm tạ Chúa phù hộ anh Chu bình an vô sự.
Rồi sao lại nhảy ra một trăm vạn ư? Tôi ấn hai bên thái dương đau nhức, lòng loạn một đoàn, từng đoạn đối thoại lại vang lên, như những bóng ma đáng sợ.
"Tiểu Trần, rốt cuộc ý cậu là sao". Phùng Kiến Vân nói, khi nói chuyện ngữ khí và vẻ mặt của chị ta rất bình tĩnh, chỉ có hai tay vô thức mân mê góc chăn, hết nắm lấy lại buông ra.
"Biến anh tôi thành thế này mới trả chút tiền ấy, chúng tôi không phải ăn xin!". Em trai ruột của Chu Phú Xương nói, anh ta cao lớn tráng kiện, hùng hổ hướng về phía chúng tôi, vừa đi vừa xắn tay áo khoe ra cơ tay cuồn cuộn.
"Phú Thắng, em đừng kích động, chúng ta nói cho rõ lý lẽ. Trần Dũng, tôi hỏi cậu, vụ tai nạn này cậu muốn giải quyết chung hay giải quyết riêng?". Anh trai của Chu Phú Xương nói, ngăn lại đứa em nóng nảy, mềm mỏng thương lượng với chúng tôi.
"Tình huống tôi không cần nói nhiều, độ nghiêm trọng mọi người có thể tự hiểu, ai cũng hy vọng bình tâm hòa khí giải quyết vấn đề, cho nên, Trần Dũng, anh cũng phải có thái độ tích cực!". Đây là em trai của Phùng Kiến Vân - Phùng Kiến Quân, quần áo doanh nhân chỉnh tề, Tiểu Kiếm nói hắn ta là người có tiền đồ nhất họ hàng bên vợ của nhà họ Chu, là nhân vật hô mưa gọi gió, dậm chân một cái bảy khu năm vùng đều rung ba lần.
"Trần Dũng, tôi nói cho anh biết...".
"Trần Dũng...".
"Trần...".
Một lúc sau vài câu ít ỏi, cục diện từ án binh bất đọng chuyển sang cãi vã giáp lá cà ầm ĩ, song phương đối lập không có cách nào thỏa hiệp, nhất thời phòng bệnh ồn ào như cái chợ rau, hai bên người ngựa tề tụ, chuẩn bị tư thế bắt đầu cò kè mặc cả. Rất hỗn loạn, hỗn loạn đến hoa cả mắt.
"Đi, Trần Dũng, tôi đây ra giá cho anh, một trăm vạn, không thể ít hơn". Cuối cùng vẫn là lời Phùng Kiến Quân khiến tôi ngây dại, nhà họ Chu tung con át chủ bài của mình ra. Bảy con số không biến thành bảy tảng băng khổng lồ, tôi hốt hoảng nghe hắn ta nói.
"Chúng tôi chỉ là ngại phiền toái, cùng lắm thì ra tòa thôi, chẳng qua Trần Dũng à, đến lúc đó anh đừng có hối hận đấy".
Tôi hoảng, hoảng hốt ra khỏi bệnh viện, hoảng hốt mặc anh kéo đi, cho đến lúc đứng ở góc đường nửa ngày chịu gió thổi đông lạnh tỉnh lại, tôi mới ý thích được vấn đề không đơn giản như chúng tôi tưởng, nếu chấp nhận trả một trăm vạn bất hợp lý đó, từ nay về sau chắc phải lang thang đầu đường xó chợ.
Tôi kéo kéo góc áo, luồn tay ủ ấm, mùa đông phương Bắc lạnh thấu xương. Anh Dũng, chúng ta phải làm sao bây giờ?
"Anh Dũng".
"Anh Dũng?".
Gọi hai tiếng, Trần Dũng trầm tư mới hoàn hồn nhìn tôi. "Ân Sinh, anh...".
Anh không nói gì, cúi đầu hút thuốc, một hơi lại một hơi.