, cả người bà như sắp sụp đổ, bà bảo cô ta cứ về phòng ngủ trước, bà cần phải nghĩ xem, rốt cuộc đây là chuyện gì, tại sao chỉ mới một lúc mà đã không thấy bác gái đâu?
Bà bắt đầu nghĩ, liệu có phải là có người đang đùa bỡn không, đã giấu bác gái đi? Nhưng ai lại có thể rỗi hơi rảnh việc đến thế…? Cho dù thực sự đùa bỡn, nhìn thấy bà nội lo lắng đến như vậy, trò đùa có lẽ cũng phải kết thúc rồi chứ? Hơn nữa, cả buổi chiều nay bà gần như đã tìm khắp các nhà trong toàn thôn, ai cũng đều nói không nhìn thấy bác gái. Nếu như không phải là đùa bỡn thì sao? Chẳng lẽ đứa bé tự mọc cánh bay đi mất? Còn cả giấc mơ đó… tại sao lại mơ thấy như vậy? Nó đang ám thị điều gì? Mọi người đều nói mơ ngược với thực, tại sao bác gái lại biến mất thật?
Nỗi sợ hãi không tên từ mỗi ngóc ngách trong gian phòng dồn dập lao đến tấn công bà nội, vây chặt đến độ bà cảm thấy nghẹt thở, bà thực sự rất sợ hãi, bởi vì con mình mới chỉ có một tuổi ba tháng, vừa mới chập chững tập đi, đi còn chưa vững, nó không thể tự mình ngã từ trên giường xuống được, mà cho dù có ngã xuống, nó cũng sẽ khóc chứ, tại sao bà nội không hề cảm nhận được? Hoặc là tiếng khóc của bác gái trong giấc mơ là thực, nếu như là thực, thì trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, một đứa trẻ đang sống sờ sờ và đi chưa vững thì sao có thể biến mất được? Nói một cách khác, nếu như không có người lén ôm bác gái đi, vậy thì bé chắc chắn vẫn còn ở trong phòng này!
Suy nghĩ này khiến bà nội toàn thân run rẩy, tay chân lạnh ngắt, giống như giữa mùa đông lạnh giá, lạnh đến độ tê dại.
Khóe mắt bà nội đột nhiên dừng lại ở chiếc rương trên đầu giường, lập tức bị hút chặt vào đó như nam châm, không thể rời mắt ra được.
Đó chính là chiếc rương đã xuất hiện trong mơ, tiếng khóc của bác gái đã từng phát ra từ bên trong. Đó cũng chính là chiếc rương bà đem từ nhà mẹ đẻ đến đây lúc cưới chồng, bên trong chỉ để quần áo, không thể nào…
Mặc dù bà nội không muốn tin, nhưng bà vẫn đi về phía nó như đang trong cơn mộng mị, bà cảm thấy mình yếu ớt đến độ có thể chết bất cứ lúc nào.
Khi ngón tay bà vừa chạm tới chiếc rương, liền cảm nhận được, thậm chí bà còn nghe rõ tiếng khóc của bé, nhìn thấy nỗi sợ hãi trong mắt con mình.
Đây là một thứ trực giác của người mẹ.
Chiếc rương không được mở ra, không có bất cứ âm thanh nào, lặng lẽ như vừa mở một cỗ quan tài vậy.
Trước tiên bà nội nhìn thấy chiếc áo sơ mi nam dính đầy máu tươi đó, khi lần đầu tiên ông nội cõng Đỗ Xảo Nguyệt từ Câu Hồn Nha về nhà, cô ta đã mặc chiếc áo này! Bà nội nhớ, sau khi cô ta tắm gội xong, đã đốt chiếc áo sơ mi này, chính tay bà nội đốt, thế mà lúc này đây thật không ngờ nó lại phục hồi nguyên dạng chạy vào trong rương…
Bà nội dường như mất hết ý thức, bà không biết mình đã bế nó lên như thế nào, ở đây, chỉ có thể dùng từ “bế” này thôi, bởi vì phía trong nó, đang bọc lấy một cơ thể bé xíu. Bà nội càng không biết mình đã xé rách áo sơ mi đó như thế nào, đờ đẫn? Ức chế hay là phát điên?
Bác gái đã tắt thở từ lâu, cơ thể bé bị vặn lại thành dạng sợi thừng, dáng vẻ dị hình lọt vào đồng tử trong mắt bà nội.
9
Nếu như chúng ta làm bất cứ việc gì đều có thể làm một cách tỉ mỉ thận trọng, suy xét thật kỹ, vậy thì có một số bi kịch, liệu có phải là có thể né tránh được không? Tôi không biết, bà nội cũng không biết, nhưng bà khẳng định chắc chắn việc này chính là do Đỗ Xảo Nguyệt làm, trong một khoảng thời gian ngắn như vậy mà có thể chạy vào nhà giết người, chỉ có một người thôi, đó chính là Đỗ Xảo Nguyệt!
Thế nhưng, tại sao cô ta lại phải làm như vậy? Sao cô ta lại tàn nhẫn đến thế? Sao cô ta lại có thể ra tay với một đứa bé chỉ mới hơn một tuổi?
Bà nội không hiểu nổi, thường ngày mình đối xử với Đỗ Xảo Nguyệt cũng không bạc, tại sao cô ta lại lấy oán báo ân? Bà nội cũng không dám nghĩ nữa, cái chết của bác gái khiến bà bỗng chốc tàn tạ già nua đi rất nhiều, bà càng lúc càng sợ Đỗ Xảo Nguyệt, nhìn thấy cô ta còn khiến bà sợ hãi hơn nhìn thấy ma, thậm chí bà còn không dám đối mặt với Đỗ Xảo Nguyệt, bà cảm thấy cô ta không phải là người, sự dịu dàng và đáng thương mà Đỗ Xảo Nguyệt thể hiện ra đều là để ngụy trang, Đỗ Xảo Nguyệt chính là một con ác quỷ, hoặc là trong thân thể cô ta đang ẩn giấu một con ác quỷ, bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy ra băm nát bà nội.
Điều quan trọng nhất là, chỉ cần bà nội nhắm mắt lại, là lại nhìn thấy thân thể rúm ró của bác gái, và nỗi sợ hãi trong mắt con mình, còn có cả chiếc áo sơ mi nam dính đầy máu tươi mà Đỗ Xảo Nguyệt đã mặc, tất cả những thứ đó cứ đung đưa trước mắt bà, bà không thể nào thoát ra khỏi cơn ác mộng Đỗ Xảo Nguyệt đã giết chết bác gái.
Bà bị giày vò vô cùng đau khổ, như đứt từng khúc ruột, tinh thần rất u uất.
Một gia đình đang yên ổn, chỉ vì cái chết của con gái, trong một đêm đã bị bao vây bởi bóng đêm không thể nào xua đi được.
Ông nội đau lòng thì có đau lòng, nhưng ông dù sao vẫn là một người đàn ông, cần phải kiên cường, sau khi chôn cất qua loa cho bác gái, ông bắt đầu tĩnh tâm để phân tích những điểm khả nghi của sự việc này, bởi vì lúc ga chết ông nội không có mặt tại đó, cho nên ông cũng không biết cụ thể sự việc như thế nào. Nhưng, từ thân hình cong vẹo của đứa trẻ, ông cảm thấy sự việc này không liên quan gì đến Đỗ Xảo Nguyệt, vậy thì… có thể là ai được chứ? Thường ngày ông chưa bao giờ xảy ra cãi cọ với ai, bà nội cũng là một người phụ nữ hiền thục nổi tiếng trong thôn, ai có thể ra tay hãm hại bác gái? Hơn nữa, thủ đoạn lại có thể độc ác tàn nhẫn đến như thế, động cơ là gì? Còn cả chiếc áo sơ mi của Đỗ Xảo Nguyệt, rõ ràng đã bị đốt cháy thành tro bụi, sao lại có thể chạy vào trong rương được, còn trở thành hung khí buộc chặt bác gái?
Lẽ nào là… có ma? Nhưng hồn mà đòi mạng cũng cần phải có nguyên nhân chứ? Giết chết bác gái, nguyên nhân nằm ở đâu? Nghĩ hồi lâu, đầu óc như sắp nổ tung ra, không chỉ không hiểu nổi, ngược lại trong lòng cảm thấy vô cùng hỗn loạn, ông nội quyết định